Wednesday, January 11, 2017

Ðức Thánh Trần đối đầu Tập Cận Bình Ngô Nhân Dụng


HoangsaParacels: Tập Cận bình không thể xếp ngang hàng với Đức Thánh Trần.

Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn được dân Việt Nam tôn thờ như một vị thánh. Ngay ở khu vực Tiểu Sài Gòn, California, nước Mỹ, người Việt xa xứ cũng dựng tượng Ðức Thánh Trần tại hai địa điểm. Nhưng ngay trong nước Việt Nam thì tượng ngài lại gặp rắc rối! Chắc Ðức Thánh phải lắc đầu: Thời đại Nguyễn Phú Trọng thật không hiểu nổi!



Ðức Thánh Trần đối đầu Tập Cận Bình 




            Ngô Nhân Dụng



Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn được dân Việt Nam tôn thờ như một vị thánh. Ngay ở khu vực Tiểu Sài Gòn, California, nước Mỹ, người Việt xa xứ cũng dựng tượng Ðức Thánh Trần tại hai địa điểm. Nhưng ngay trong nước Việt Nam thì tượng ngài lại gặp rắc rối! Chắc Ðức Thánh phải lắc đầu: Thời đại Nguyễn Phú Trọng thật không hiểu nổi!
Người dựng tượng Ðức Thánh là ông Tống Hồ Phương, ở xã Ninh Gia, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng. Ông đặt làm tại khu chuyên sản xuất tượng đá lấy tứ núi Non Nước, Ðà Nẵng, nổi tiếng. Các nghệ sĩ đã sao chép theo mẫu tượng của Hội Mỹ Thuật Việt Nam; coi như là bảo đảm, không sợ người ta khen chê xấu đẹp.

Muốn cẩn thận, ông Tống Hồ Phương chắc đã lên Sở Văn Hóa tỉnh Lâm Ðồng xin phép trước khi đặt người ta làm tượng! Nhân viên Sở Văn Hóa theo đúng đường lối đảng, đồng ý rằng Trần Hưng Ðạo không thuộc “thành phần phản động, xét lại, không nằm trong danh sách các thế lực thù nghịch, cũng không tự diễn biến, tự chuyển hướng, vân vân.” Hơn nữa, pho tượng Ðức Thánh Trần không nằm trong danh mục phải xin giấy phép mới được dựng lên (không biết trong danh mục này có những nhân vật nào tượng phải xin phép!)
Ông Tống Hồ Phương thấy chắc ăn, đi đặt pho tượng, mang về dựng trong vườn nhà mình. Trông pho tượng Ðức Thánh Trần trong hình kèm trong bài báo thì thấy hình ảnh ngài rất uy nghi, tay trái nắm đốc kiếm, tay phải chỉ về phía trước, như đang hiệu lệnh tướng sĩ quyết chiến đuổi quân xâm lăng. Tượng dựng trên một cái bệ khiêm tốn, chỉ cao có một mét, nhưng như vậy lại thích hợp; vì nếu đặt trên cái bệ cao hai, ba mét thì nhìn lên sẽ thấy tượng hơi ngắn. Phải khen ngợi ông Tống Hồ Phương vừa có thành tâm, vừa có khiếu thẩm mỹ! Chắc chỉ còn chờ ngày làm lễ khánh thành, yên vị tượng Ðức Thánh, và cầu nguyện xin ngài phù hộ cho quốc thái dân an, tổ quốc vững bền.
Nhưng pho tượng chưa yên vị thì đã gặp rắc rối. Người đứng đầu công an xã đến bảo ông Phương dẹp tượng xuống. Rồi hai ông chủ tịch, phó chủ tịch xã, và cán bộ Phòng Văn Hóa Thông Tin huyện Ðức Trọng tới, đồng thanh bảo ông Phương muốn để Ðức Thánh đâu cũng được, nhưng không được đặt trên cái bệ cao một mét!
Ở các nước trên thế giới ngày nay, ngoài nước Việt Nam, người dân nào cũng có quyền sử dụng khuôn viên trong nhà riêng của mình, miễn là không làm mất trật tự, vệ sinh gây hại cho lối xóm. Lâu nay bao nhiêu gia đình ở Việt Nam đặt tượng Phật Quan Âm, tượng Ðức Mẹ; đồng bào vùng Châu Ðốc, Long Xuyên, vẫn đặt những bàn thờ Ông Thiên, lập cả miếu thờ Anh Hùng Nguyễn Trung Trực với hình tấm bản đồ Việt Nam; không biết có ai bắt người mình phải đi xin phép hay không? Tại sao các quan trong xã Ninh Gia, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, lại làm khó dễ gia đình ông Tống Hồ Phương như vậy?
Các xã quan không cho đặt pho tượng Ðức Thánh Trần trên cao, chỉ nêu một lý do vì ông Phương không xin phép xây cái bục! Một cái bệ thờ cao một mét thì làm hại gì tới xóm làng mà các quan khó vậy? Bộ muốn xây trong vườn một cái bể chứa nước mưa để tưới cây, mỗi chiều đúng một mét, cũng phải làm đơn và nộp lệ phí cho các quan ăn hay sao? Lời giải thích đơn giản nhất chính là cái “thủ tục đầu tiên” này! Lạ gì những thói sai nha, làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền!
Nhưng rất có thể các quan trị nhậm xã Ninh Gia, huyện Ðức Trọng, còn có những lý do khác thúc đẩy, khiến họ ngăn cản gia đình ông Tống Hồ Phương dựng tượng Ðức Thánh Trần. Vì trong trong thời đại Nguyễn Phú Trọng, nó lại rất “nhạy cảm!”
Chỉ còn một tuần nữa là sắp tới ngày 19 Tháng Giêng, ngày kỷ niệm các chiến sĩ Hoàng Sa bỏ mình vì nước! Ngày đó, đúng 43 năm trước, quân Trung Cộng đã cướp quần đảo Hoàng Sa, chiếm đóng từ đó tới nay; giờ đang biến thành một căn cứ quân sự khống chế bờ biển Việt Nam! Nếu ông Phương đợi gần tới ngày 19 Tháng Giêng năm 2017 mà làm lễ an vị Tượng Ðức Thánh Trần, rồi bà con rủ nhau kéo tới thắp hương chiêm bái, thì làm sao cấm được họ? Thời điểm “nhạy cảm” như thế, chuyện bé sè ra to thì ai sẽ chịu trách nhiệm thay các ông quan hàng xã?
Một chi tiết “nhạy cảm” nữa, là hình ảnh pho tượng tay cầm đốc kiếm, tay chỉ thẳng phía trước, dáng điệu rất giống pho tượng Trần Hưng Ðạo dựng ở bến Bạch Ðằng, Sài Gòn. Ðó chính là tượng vị Thánh Tổ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Các chiến sĩ Hoàng Sa đều mang trong đầu hình ảnh vị anh hùng trận Bạch Ðằng khi hy sinh vì tổ quốc, quyết chống giặc xâm lăng, trong ngày 19 Tháng Giêng năm 1974!
Cái đám giặc xâm lăng năm đó là ai? Thêm một điểm “nhạy cảm” to lớn nữa! Ông Tổng Bí Thư Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày mai, 12 Tháng Giêng sẽ đi thăm ông Tập Cận Bình! Tin này do Ban Ðối Ngoại Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam thông báo, cho thấy đây là thể hiện mối tình đồng chí, anh em giữa hai đảng.
Từ thời Nguyên Thế Tổ sai quân Tàu qua đánh nước ta ba lần, thời Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị cầm quân Nam chinh, đến thời Mao Trạch Ðông xua quân chiếm Hoàng Sa mở rộng biên cương xuống vùng biển Ðông Nam Á, suốt chín thế kỷ hình ảnh Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn luôn luôn nằm trong lòng dân Việt, nhắc nhở người Việt phải lo bảo vệ non sông, tổ quốc! Ðảng Cộng Sản không muốn dân Việt tưởng niệm Hưng Ðạo Vương trong lúc này. Vì tôn thờ Ðức Thánh Trần thì quá “nhạy cảm” với các quan thầy ở Bắc Kinh.
Trong lịch sử chỉ có một người đã cầu xin vị hoàng đế ở Bắc Kinh đưa quân vào Việt Nam, là Lê Chiêu Thống. Người thứ nhì là Hồ Chí Minh.
Trong cuốn China and the Việt Nam War, tác giả Qiang Zhai (Trạch Cường) căn cứ vào tài liệu của Trung Cộng cho biết hai đảng cộng sản đã ký nhiều thỏa ước đón quân Trung Cộng vào đầu năm 1965. Ngày 21 Tháng Tư, Võ Nguyên Giáp đã gặp La Thoại Khanh (Luo Ruiqing), tham mưu trưởng quân Tàu, bàn việc đưa quân Tàu vào Việt Nam (trang 133, ấn bản bìa giấy in năm 2000).
Ngày 16 Tháng Năm, năm 1965, Hồ Chí Minh bí mật qua Tàu đã được Mao Trạch Ðông tiếp ở biệt thự tại Tràng Sa, tỉnh Hồ Nam, gần quê hương của Mao. Văn khố của Cộng Sản Trung Quốc còn lưu trữ nguyên văn các lời đối đáp trong cuộc gặp gỡ này, dịch nguyên văn như sau:
Hồ: Chúng ta cần xây dựng đường sá mới. Tôi đã bàn với đồng chí Ðào Chú (Tao Zhu, vợ, bí thư phụ trách vùng Trung và Nam Trung Quốc) vấn đề này rồi. Nếu Trung Quốc giúp chúng tôi xây những con đường ở phía Bắc, giáp biên giới Trung-Việt, thì những quân sĩ tính làm công việc đó có thể đưa vào miền Nam.
Mao: Tốt, chính sách tốt.
Ðào Chú: Thưa tôi đã báo cáo với đồng chí Chu Ân Lai, đồng chí nói Trung Quốc có thể làm việc này.
Hồ: Thưa trước hết chúng tôi cần Trung Quốc giúp xây sáu con đường từ vùng biên giới. Những con đường này chạy xuống phía Nam ở hậu phương của chúng tôi. Sau này chúng sẽ được nối liền vào mặt trận. Hiện nay chúng tôi có 30,000 người đang làm đường. Nếu Trung Quốc giúp, những người này có thể được gửi vào Nam Việt Nam. Cùng lúc này, chúng tôi được các đồng chí Cộng Sản Lào giúp làm đường từ Sầm Nứa tới Xiên Khoảng, rồi từ Xiên Khoảng xuống phía Nam Lào, và từ đó đi xuống Nam Việt Nam.
Mao: Vì trong tương lai chúng ta sẽ đánh trận trên bình diện rộng lớn, hãy xây dựng đường sá đi tới Thái Lan thì tốt hơn cả.
Trong cuộc đàm thoại này, mưu toan của Mao Trạch Ðông lộ rõ: Mở rộng ảnh hưởng khắp vùng Ðông Nam Á, bằng cách dùng dân Việt đánh Mỹ, đánh đến người Việt cuối cùng! Mao đã nói thẳng ý đồ nhắm tới Thái Lan ngay từ năm 1965! Hồ Chí Minh thấy như vậy nhưng vẫn xin Trung Cộng giúp xây dựng sáu con đường sát biên giới, đi xuống phía Nam. Chẳng khác nào “vẽ đường cho hươu chạy!” Vì hệ thống đường sá đó rất thuận tiện cho quân Tàu sau này đánh xuống vùng Ðông Nam Á, dù Hồ không nhờ chắc Mao cũng muốn làm! Sau cùng, số binh sĩ Trung Cộng qua Việt Nam, từ năm 1965 đến 1968, lên tới 320,000 người.
Hiện nay Tập Cận Bình đang tiếp tục thực hiện chương trình bành trướng của Mao Trạch Ðông. Sau khi chiếm Hoàng Sa năm 1974, bây giờ Tập Cận Bình mở mang các căn cứ quân sự khống chế các nước trong vùng biển Ðông nước ta. Các kế hoạch “Một vòng đai – một con đường” (nhất đới nhất lộ).
Một trở ngại cho âm mưu bành trướng của Trung Cộng chính là Ðức Thánh Trần! Nếu dân Việt Nam còn giữ được hùng khí thời nhà Trần kháng giặc Nguyên, thì “nhất đới nhất lộ” sẽ bị đứt khúc trên mảnh đất Việt Nam! Cho nên gia đình ông Tống Hồ Phương không phải chỉ bị một nhóm quan chức cấp xã làm khó dễ để vòi tiền! Ðức Thánh Trần đang phải đương đầu với Tập Cận Bình!

No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...