Tất cả các người tham dự đều giơ tay đồng ý “phải có tên Trường Sa trên bản đồ VN.” (Thanh Phong/Viễn Đông)
Bài THANH PHONG
GARDEN GROVE - Vào lúc 1 giờ chiều thứ Bảy, ngày 16 tháng 11, 2019 tại Thư Viện Việt Nam ở thành phố Garden Grove, theo thư mời giới truyền thông, một cuộc họp báo giữa Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa và Ủy Ban Góp Ý gặp nhau để tìm giải pháp đồng thuận cho Đài Tưởng Niệm trước khi xây dựng.Trong phòng họp, Ủy Ban Góp Ý đã đặt hai chiếc bàn bằng nhau, một ban dành cho Ủy Ban Xây Dựng, một bàn dành cho Ủy Ban Góp Ý. Tuy nhiên, vào giờ chót phía Ủy Ban Xây Dựng gửi thư email cho Ủy Ban Góp Ý thông báo “không đến dự” nên một bàn bỏ trống. Dù vậy, cuộc họp báo vẫn tiến hành với một số đông người tham dự, trong đó có cựu sĩ quan HQ Đào Diên (HQ 16) và cựu sĩ quan HQ Hồ Hải (Soái Hạm HQ.5) có mặt trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974, và một số cơ quan truyền thông.
HQ Đinh Quang Truật và HQ Đặng Thanh Long điều hợp cuộc họp báo. Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm, ông Long mời ba chiến hữu Hải Quân trong Ủy Ban Góp Ý là niên trưởng Nguyễn Mạnh Trí, Hồ Hải và Lê Bá Chư lên bàn chủ tọa để lần lượt trình bày lý do tại sao có cuộc họp báo và Ủy Ban Góp Ý đề nghị điều gì với Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa.
Chủ tọa đoàn cuộc họp báo. Từ trái, HQ Lê Bá Chư, HQ Nguyễn Mạnh Trí, và HQ Hồ Hải. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Lý do có cuộc họp báo: Sau thời gian Ủy Ban Góp Ý đưa ra đề nghị sửa đổi một số chi tiết trên bản vẽ, đặc biệt là phải có tên quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) trên bản đồ nhưng Ủy Ban Xây Dựng (Hội Ái Hữu Hải Quân Cửu Long) nhất định không chịu. Vì thế, Ủy Ban Góp Ý đã đến tiếp xúc với nhật báo Viễn Đông để đưa vấn đề ra công luận (Nhật báo Viễn Đông đã phổ biến chi tiết cuộc tiếp xúc trên số báo ra ngày 23 tháng 10). Đến ngày 31 tháng 10, 2019, theo lời HQ Đặng Thanh Long cho biết đã nhận được đề nghị của chiến hữu HQ Trương Văn Song, Trưởng Ban Xây Dựng muốn hai bên cùng ngồi lại để tìm giải pháp thỏa đáng hầu nhanh chóng tiến hành việc xây dựng Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa, và hai bên đồng ý chọn ngày giờ này, tại đây để mở cuộc họp báo.
Nhưng rất tiếc, vào giờ chót, Ủy Ban Xây Dựng không đến. Để mọi người biết quan điểm của hai phía, ông Đặng Thanh Long đề nghị niên trưởng Nguyễn Mạnh Trí nêu quan điểm của Ủy Ban Xây Dựng về lý do tại sao họ không để tên quần đảo Trường Sa trên bản đồ Việt Nam?
Ủy Ban Xây Dựng có hai lý do: Thứ nhất, đây là Đài Tưởng Niệm 74 chiến sĩ Hải Quân VNCH hy sinh tại Hoàng Sa, không phải là “Bia chủ quyền” nên không cần để đủ hết các tên đảo. Thứ hai, nếu để tên quần đảo Trường Sa vào bản đồ có thể bị hiểu lầm là vinh danh lính HQ Việt Cộng tại Gạc Ma, một đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa.
Sau cuộc họp báo một số người ở lại chụp hình chung. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Sau đó, Ủy Ban Góp Ý nêu lý do phải có tên quần đảo Trường Sa trên bản đồ VN, vì Trường Sa cũng như Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của tổ tiên để lại, Việt Nam đã đặt chủ quyền trên hai quần đảo này từ hàng trăm năm qua, nhất là từ thời VNCH chúng ta đã có quân đội trấn đóng trên đó và không có nước nào tranh chấp, nay bỏ tên đảo Trường Sa đồng nghĩa với việc chúng ta không công nhận Trường Sa là của Việt Nam, và là một cái cớ cho Trung Cộng tiếp tục chiếm giữ. Đó là một trọng tội đối với tổ tiên và các anh hùng liệt nữ đã hy sinh bảo vệ giang sơn bờ cõi.
Sau phần trình bày của Ủy Ban Góp Ý, Chủ Tọa Đoàn xin ghi nhận ý kiến của các cơ quan truyền thông và mọi người tham dự. Hầu hết các ý kiến đều đồng ý “Phải có tên quần đảo Trường Sa” trên bản đồ VN. Cựu HQ Thềm Sơn Hà đại diện nhóm HQ Khóa 17 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang phổ biến đến các cơ quan truyền thông tham dự một Thư Ngỏ và một bản phân tích cũng như đề nghị rất chi tiết tại sao phải có tên quần đảo Trường Sa?
Trong Thư Ngỏ, chiến hữu Thềm Sơn Hà nêu 7 điểm để làm sáng tỏ quan điểm của Nhóm Khóa 17. Trong đó điểm số 4 ghi: “Hai chữ Trường Sa nằm dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ là bằng chứng hùng hồn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc vu cáo có liên hệ đến trận chiến Gạc Ma năm 1988.” Điểm thứ 6 ghi: “Trường Sa liên hệ đến sự sống còn của Tổ Quốc Việt Nam, chỉ cần thêm vào hai chữ nhỏ Trường Sa để nói lên tấm lòng yêu nước của gia đình cựu HQ/VNCH hải ngoại trong quyết tâm bảo tồn lãnh thổ và lãnh hải.”
Ông Phát Lưu (truyền thông mạng) nêu một câu hỏi được nhiều người chú ý: “Nếu Ủy Ban Xây Dựng không đồng ý thêm chữ Trường Sa vào bản đồ trên Đài Tưởng Niệm thì quý vị làm gì?”
Chủ tọa đoàn hỏi ý kiến các tham dự viên, có ai trả lời câu hỏi này? Đại diện báo Saigon Time, ký giả Vy Tuấn phát biểu, “Ở xứ Mỹ, làm gì cũng phải theo luật, đề nghị Ủy Ban Góp Ý gửi thư cho Thị Trưởng Westminster yêu cầu tạm ngưng cấp phép xây dựng cho đến khi tìm được giải pháp thỏa đáng.”
Nhà văn Chu Tất Tiến khẳng định, “Bản đồ là linh hồn tổ quốc, từ ngàn xưa con người đã đổ máu chiến đấu để bảo vệ chỉ một điểm nhỏ trên bản đồ. Vậy không có một cá nhân nào đời sau có quyền bỏ đi, tách ra một địa danh trên bản đồ. Về lịch sử, bao nhiêu năm qua, VNCH chúng ta đã tranh đấu cho Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nếu bỏ Trường Sa sẽ gây một tiền lệ lịch sử rất nguy hiểm.” Ông cũng đồng ý và giải thích thêm về việc sử dụng luật như nhà báo Vy Tuấn vừa nêu.
Niên trưởng Duy Sơn (cựu sĩ quan Quân Pháp) mạnh mẽ bác bỏ lập luận của Ủy Ban Xây Dựng, ông cho rằng, các ông Hải Quân Cửu Long trong Ủy Ban Xây Dựng hoàn toàn sai khi bỏ tên quần đảo Trường Sa trên bản đồ, và ông thắc mắc lời nói của ông Phan Văn Song, “Chúng tôi bị áp lực.”Ông hỏi: Áp lực của ai? Áp lực từ đâu?
HQ Thềm Sơn Hà viết trong Thư Ngỏ: “Xin được hỏi UB chịu áp lực chính trị từ đâu? Phong trào, đảng phái hoặc đoàn thể, cá nhân nào? Nội quy xác định Hội CL là một hội đoàn ái hữu, chống Cộng nhưng phải đứng trên và đứng ngoài đảng phái, phong trào. Nếu vì áp lực chánh trị, có thể suy diễn là quý vị xây dựng Đài Tưởng Niệm cũng chỉ vì phục vụ cho mục tiêu hay lợi ích chính trị của cá nhân, đoàn thể nào. Có thể trong UB có cá nhân nào đó đang hoạt động hoặc có liên hệ mật thiết với các hoạt động chính trị. Do vậy dự án ĐTN đã bị ảnh hưởng vì đã có bàn tay chính trị dính vào???”
Hải Quân Lê Bá Chư trong chủ tọa đoàn nói rất ngắn gọn, “Ủy Ban Góp Ý chúng tôi chỉ có duy nhất một đòi hỏi là phải có tên quần đảo Trường Sa trên bản đồ.”
HQ Đặng Thanh Long thêm vào, “Nếu Ủy Ban Xây Dựng chấp nhận, Ủy Ban Góp Ý chúng tôi sẽ giải tán ngay không đòi hỏi gì nữa.”
Bức hình Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa của UBXD gây tranh cãi (Thanh Phong/Viễn Đông)
Sau cùng, chủ tọa đoàn hỏi có ai có ý kiến đồng thuận với Ủy Ban Xây Dựng xin cho biết. Không thấy ai giơ tay. Chủ tọa đoàn hỏi: Ai đồng ý phải có tên quần đảo Trường Sa xin giơ tay. 100% người có mặt đều giơ tay, và Ủy Ban Góp Ý tuyên bố bế mạc cuộc họp báo.
Lời cuối trong Thư Ngỏ của HQ Thềm Sơn Hà ghi: “Khóa 17 chúng tôi nghĩ là đến thời điểm này vẫn còn thời gian để quý vị trong UBTĐ bổ túc hai chữ TRƯỜNG SA vào bản đồ Việt Nam. Chúng tôi vẫn nghĩ là vấn đề sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp giữa chúng ta, tập thể cựu Hải Quân VNCH hải ngoại đã một thời sát cánh bên nhau Vào sông – ra biển. Ngày khánh thành Đài Tưởng Niệm chúng ta có thể hãnh diện là đã hoàn thành một công trình có giá trị lịch sử để lại cho hậu thế.”
Mọi người đều đồng ý ý kiến trên và mong rằng các chiến hữu Hải Quân VNCH hãy đoàn kết, thể hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ tổ quốc, nhất là trong thời điểm hiện nay khi Trung Cộng đã và đang xâm lược tổ quốc thân yêu của chúng ta, đừng tiếp tay với giặc thù phương Bắc vì đó là hành động “Phản Quốc,” mà tội phản quốc theo luật Hồng Đức là phải bị voi dày, ngựa xéo và tru di tam tộc (lời niên trưởng Duy Sơn phát biểu như vậy trong cuộc họp báo.
http://viendongdaily.com/thien-chi-giai-quyet-dai-tuong-niem-hoang-sa-cua-uy-ban-gop-y-bat-326oagqO.html
Ủy Ban Xây Dựng có hai lý do: Thứ nhất, đây là Đài Tưởng Niệm 74 chiến sĩ Hải Quân VNCH hy sinh tại Hoàng Sa, không phải là “Bia chủ quyền” nên không cần để đủ hết các tên đảo. Thứ hai, nếu để tên quần đảo Trường Sa vào bản đồ có thể bị hiểu lầm là vinh danh lính HQ Việt Cộng tại Gạc Ma, một đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa.
Sau cuộc họp báo một số người ở lại chụp hình chung. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Sau đó, Ủy Ban Góp Ý nêu lý do phải có tên quần đảo Trường Sa trên bản đồ VN, vì Trường Sa cũng như Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của tổ tiên để lại, Việt Nam đã đặt chủ quyền trên hai quần đảo này từ hàng trăm năm qua, nhất là từ thời VNCH chúng ta đã có quân đội trấn đóng trên đó và không có nước nào tranh chấp, nay bỏ tên đảo Trường Sa đồng nghĩa với việc chúng ta không công nhận Trường Sa là của Việt Nam, và là một cái cớ cho Trung Cộng tiếp tục chiếm giữ. Đó là một trọng tội đối với tổ tiên và các anh hùng liệt nữ đã hy sinh bảo vệ giang sơn bờ cõi.
Sau phần trình bày của Ủy Ban Góp Ý, Chủ Tọa Đoàn xin ghi nhận ý kiến của các cơ quan truyền thông và mọi người tham dự. Hầu hết các ý kiến đều đồng ý “Phải có tên quần đảo Trường Sa” trên bản đồ VN. Cựu HQ Thềm Sơn Hà đại diện nhóm HQ Khóa 17 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang phổ biến đến các cơ quan truyền thông tham dự một Thư Ngỏ và một bản phân tích cũng như đề nghị rất chi tiết tại sao phải có tên quần đảo Trường Sa?
Trong Thư Ngỏ, chiến hữu Thềm Sơn Hà nêu 7 điểm để làm sáng tỏ quan điểm của Nhóm Khóa 17. Trong đó điểm số 4 ghi: “Hai chữ Trường Sa nằm dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ là bằng chứng hùng hồn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc vu cáo có liên hệ đến trận chiến Gạc Ma năm 1988.” Điểm thứ 6 ghi: “Trường Sa liên hệ đến sự sống còn của Tổ Quốc Việt Nam, chỉ cần thêm vào hai chữ nhỏ Trường Sa để nói lên tấm lòng yêu nước của gia đình cựu HQ/VNCH hải ngoại trong quyết tâm bảo tồn lãnh thổ và lãnh hải.”
Ông Phát Lưu (truyền thông mạng) nêu một câu hỏi được nhiều người chú ý: “Nếu Ủy Ban Xây Dựng không đồng ý thêm chữ Trường Sa vào bản đồ trên Đài Tưởng Niệm thì quý vị làm gì?”
Chủ tọa đoàn hỏi ý kiến các tham dự viên, có ai trả lời câu hỏi này? Đại diện báo Saigon Time, ký giả Vy Tuấn phát biểu, “Ở xứ Mỹ, làm gì cũng phải theo luật, đề nghị Ủy Ban Góp Ý gửi thư cho Thị Trưởng Westminster yêu cầu tạm ngưng cấp phép xây dựng cho đến khi tìm được giải pháp thỏa đáng.”
Nhà văn Chu Tất Tiến khẳng định, “Bản đồ là linh hồn tổ quốc, từ ngàn xưa con người đã đổ máu chiến đấu để bảo vệ chỉ một điểm nhỏ trên bản đồ. Vậy không có một cá nhân nào đời sau có quyền bỏ đi, tách ra một địa danh trên bản đồ. Về lịch sử, bao nhiêu năm qua, VNCH chúng ta đã tranh đấu cho Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nếu bỏ Trường Sa sẽ gây một tiền lệ lịch sử rất nguy hiểm.” Ông cũng đồng ý và giải thích thêm về việc sử dụng luật như nhà báo Vy Tuấn vừa nêu.
Niên trưởng Duy Sơn (cựu sĩ quan Quân Pháp) mạnh mẽ bác bỏ lập luận của Ủy Ban Xây Dựng, ông cho rằng, các ông Hải Quân Cửu Long trong Ủy Ban Xây Dựng hoàn toàn sai khi bỏ tên quần đảo Trường Sa trên bản đồ, và ông thắc mắc lời nói của ông Phan Văn Song, “Chúng tôi bị áp lực.”Ông hỏi: Áp lực của ai? Áp lực từ đâu?
HQ Thềm Sơn Hà viết trong Thư Ngỏ: “Xin được hỏi UB chịu áp lực chính trị từ đâu? Phong trào, đảng phái hoặc đoàn thể, cá nhân nào? Nội quy xác định Hội CL là một hội đoàn ái hữu, chống Cộng nhưng phải đứng trên và đứng ngoài đảng phái, phong trào. Nếu vì áp lực chánh trị, có thể suy diễn là quý vị xây dựng Đài Tưởng Niệm cũng chỉ vì phục vụ cho mục tiêu hay lợi ích chính trị của cá nhân, đoàn thể nào. Có thể trong UB có cá nhân nào đó đang hoạt động hoặc có liên hệ mật thiết với các hoạt động chính trị. Do vậy dự án ĐTN đã bị ảnh hưởng vì đã có bàn tay chính trị dính vào???”
Hải Quân Lê Bá Chư trong chủ tọa đoàn nói rất ngắn gọn, “Ủy Ban Góp Ý chúng tôi chỉ có duy nhất một đòi hỏi là phải có tên quần đảo Trường Sa trên bản đồ.”
HQ Đặng Thanh Long thêm vào, “Nếu Ủy Ban Xây Dựng chấp nhận, Ủy Ban Góp Ý chúng tôi sẽ giải tán ngay không đòi hỏi gì nữa.”
Bức hình Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa của UBXD gây tranh cãi (Thanh Phong/Viễn Đông)
Sau cùng, chủ tọa đoàn hỏi có ai có ý kiến đồng thuận với Ủy Ban Xây Dựng xin cho biết. Không thấy ai giơ tay. Chủ tọa đoàn hỏi: Ai đồng ý phải có tên quần đảo Trường Sa xin giơ tay. 100% người có mặt đều giơ tay, và Ủy Ban Góp Ý tuyên bố bế mạc cuộc họp báo.
Lời cuối trong Thư Ngỏ của HQ Thềm Sơn Hà ghi: “Khóa 17 chúng tôi nghĩ là đến thời điểm này vẫn còn thời gian để quý vị trong UBTĐ bổ túc hai chữ TRƯỜNG SA vào bản đồ Việt Nam. Chúng tôi vẫn nghĩ là vấn đề sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp giữa chúng ta, tập thể cựu Hải Quân VNCH hải ngoại đã một thời sát cánh bên nhau Vào sông – ra biển. Ngày khánh thành Đài Tưởng Niệm chúng ta có thể hãnh diện là đã hoàn thành một công trình có giá trị lịch sử để lại cho hậu thế.”
Mọi người đều đồng ý ý kiến trên và mong rằng các chiến hữu Hải Quân VNCH hãy đoàn kết, thể hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ tổ quốc, nhất là trong thời điểm hiện nay khi Trung Cộng đã và đang xâm lược tổ quốc thân yêu của chúng ta, đừng tiếp tay với giặc thù phương Bắc vì đó là hành động “Phản Quốc,” mà tội phản quốc theo luật Hồng Đức là phải bị voi dày, ngựa xéo và tru di tam tộc (lời niên trưởng Duy Sơn phát biểu như vậy trong cuộc họp báo.
http://viendongdaily.com/thien-chi-giai-quyet-dai-tuong-niem-hoang-sa-cua-uy-ban-gop-y-bat-326oagqO.html
No comments:
Post a Comment