Wednesday, November 13, 2019

Vietnam: Activist Facing Prison Term for Facebook Posts

https://www.hrw.org/news/2019/11/14/vietnam-prison-term-facebook-posts

Vietnam: Activist Facing Prison Term for Facebook Posts
Music Teacher Shared Protest Images; Voiced Support for Political Prisoners


For Immediate Release

Vietnam: Activist Facing Prison Term for Facebook Posts
Music Teacher Shared Protest Images; Voiced Support for Political Prisoners


(Bangkok, November 14, 2019) – The Vietnamese authorities should drop all charges against human rights activist Nguyen Nang Tinh and immediately release him, Human Rights Watch said today. A court in Nghe An is scheduled to hear his case on November 15, 2019.


Police in Nghe An province arrested Nguyen Nang Tinh on May 29, and charged him with “making, storing, disseminating or propagandizing information, materials and products that aim to oppose the State of the Socialist Republic of Vietnam,” under article 117 of the country’s penal code. State-owned media announced the charges related to Facebook posts, many of which are critical of the government and Communist Party of Vietnam.


“Nguyen Nang Tinh is the latest in a long line of dissidents targeted for posting information and criticism on Facebook,” said John Sifton, Asia advocacy director at Human Rights Watch. “The government is abusing its penal code to lock up citizens for doing nothing more than exercising their basic right to freedom of expression.”

Trials of activists and critics for Facebook comments have become a regular feature in Vietnam. In June, an environmental activist, Nguyen Ngoc Anh, was put on trial for Facebook posts criticizing the government. A court upheld his verdict in November. In late September, another dissident, Nguyen Quoc Duc Vuong, was arrested for Facebook posts criticizing the government and Communist Party.

Nguyen Nang Tinh, 43, was a music lecturer at Nghe An province’s College of Culture and Art. On Facebook, he previously voiced support for political prisoners including Le Dinh Luong, Tran Huynh Duy Thuc, Nguyen Van Hoa, Ho Duc Hoa, Nguyen Huu Vinh (also known as Anh Ba Sam; who completed his prison term in May 2019), and now-in-exile activists Nguyen Van Dai and Dang Xuan Dieu.

He also posted an image of a protest against a new draft law on a special economic zone, and protests against Formosa Ha Tinh Steel, a Taiwanese company that dumped toxic waste into the ocean, which caused an environmental disaster off Vietnam’s central coast in April 2016. Videos on YouTube show him teaching children a song about human rights written by a former political prisoner, Vo Minh Tri (also known as Viet Khang). He has also supported the Vinh Human Development Fund, a Catholic charity, and raised money to help the poor.

After the police arrested Nguyen Nang Tinh in May, the newspaper Nghe An, a mouthpiece of the communist party’s branch in Nghe An province, issued a statement about the case that made clear that the government’s purpose was to frighten other casual critics into silence. The paper wrote that his posts, “Tak[e] advantage of the so-called ‘freedom of speech,’… distort the guidelines and policies of the Party and the State … distort history; smear the leaders; and infringe [upon] the people’s administration and the socialist regime, with the aim to oppose the State of the Socialist Republic of Vietnam and infringe upon the interests of the State and the legitimate rights and interests of individuals and organizations….”

The article also said the arrest was a “wake-up call to other subjects who are plotting activities against the State and activities that go contrary to national interests and traditions,” and “a lesson for ‘netizens,’” including civil servants, to show more vigilance about what material they share and take care not to “press the like/love reactions indiscriminately.”

Nguyen Nang Tinh has previously been the victim of violence by thugs – in May 2014 and November 2015 – most likely carried out by police in civilian clothes. At the first beating, uniformed police were present and did nothing to intervene.

Article 117 gives authorities wide latitude to decide what speech is intended “to oppose” the state and is often used against simple criticism of the state or communist party, in contravention to freedom of expression guarantees in Vietnam’s constitution and international treaty obligations.

Nguyen Nang Tinh’s trial was originally scheduled for October 17. His defense lawyer, Nguyen Van Mieng, said his team only received a 10-day advanced notice of the trial, through an October 7 phone call. The lawyers tried to visit the court and access Nguyen Nang Tinh’s case file on October 11, but were kept waiting and then only allowed to view his enormous file – reportedly containing more than 1,000 pages – for one hour, with no opportunity to copy pages and could only take notes. Nguyen Nang Tinh’s defense team filed a complaint with the court, asking for a postponement, which was granted. On October 13, the court rejected the lawyers’ requests to copy the file, citing that the documents are state “top secret” and “utmost secret.”

“The best proof that Vietnam is prosecuting Nguyen Nang Tinh for exercising his freedom of speech is that they’re preventing him from making a defense,” said Sifton. “It seems that for the Vietnamese government, Nguyen Nang Tinh’s statements are so incendiary they must be hidden – not just from the Vietnamese people, but from his own legal team.”

Concerned governments and donors, as well as Facebook and other internet companies operating in Vietnam, should speak out publicly against cases in which dissidents are imprisoned for posting material on social media, Human Rights Watch said.

“Facebook’s users in Vietnam are being jailed simply for using the platform as it was intended: to communicate information and opinions to other users,” Sifton said. “Concerned countries and social media companies should speak out.”

For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit:

For excerpts from the May 2019 statement by Nghe An, please visit:

For more information, please contact:
In Washington, DC, John Sifton (English): +1-646-479-2499 (mobile); or siftonj@hrw.org. Twitter: @johnsifton
In San Francisco, Brad Adams (English): +1-347-463-3531 (mobile); or adamsb@hrw.org. Twitter: @BradMAdams
In Bangkok, Phil Robertson (English, Thai): +66-85-060-8406 (mobile); or robertp@hrw.org. Twitter: @Reaproy




Thông cáo phát hành ngay



Việt Nam: Nhà hoạt động đối mặt với án tù vì đăng bài trên Facebook
Giáo viên âm nhạc chia sẻ hình ảnh biểu tình và lên tiếng ủng hộ tù nhân chính trị


(Bangkok, ngày 14 tháng Mười một, năm 2019) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng nhà cầm quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh và phóng thích ông ngay lập tức. Một tòa án ở tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ xét xử vụ của ông vào ngày 15 tháng Mười một.


Công an tỉnh Nghệ An bắt Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 29 tháng Năm, và cáo buộc ông tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,” theo điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam. Báo chí nhà nước đưa tin rằng các cáo buộc có liên quan tới những bài ông đăng trên Facebook, với nhiều bài phê phán chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam.

“Nguyễn Năng Tĩnh là người mới nhất trong một chuỗi dài các nhà bất đồng chính kiến bị nhắm vào vì đăng tải thông tin và lên tiếng phê phán trên Facebook,” ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền đang lạm dụng bộ luật hình sự để bắt giam những người dân không có hành vi nào khác ngoài việc thực thi các quyền cơ bản về tự do ngôn luận của mình.”


Các vụ xử án nhà hoạt động và những người phê bình vì các lời bình trên Facebook đã trở thành thông lệ ở Việt Nam. Tháng Sáu vừa qua, nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh bị đưa ra xử vì các bài đăng trên Facebook có nội dung phê phán chính quyền. Vào tháng Mười một, tòa phúc thẩm vẫn giữ y nguyên án đối với ông. Cuối tháng Chín, một nhà bất đồng chính kiến khác, Nguyễn Quốc Đức Vượng bị bắt vì các bài đăng trên Facebook phê phán chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Năng Tĩnh, 43 tuổi, từng là giảng viên âm nhạc ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Nghệ An. Trên Facebook, ông từng lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị trong đó có Lê Đình Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hóa, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm, đã mãn hạn tù hồi tháng Năm năm 2019) và các nhà hoạt động Nguyễn Văn ĐàiĐặng Xuân Diệu giờ đây đang phải sống lưu vong.


Ông cũng đăng hình ảnh một cuộc biểu tình phản đối dự thảo luật mới về đặc khu kinh tế, và biểu tình phản đối Thép Formosa Hà Tĩnh, công ty Đài Loan đã thải độc xuống biển gây ra tình trạng khủng hoảng môi trường dọc bờ biển miền Trung Việt nam hồi tháng Tư năm 2016. Các đoạn video trên trang Youtube cho thấy hình ảnh ông dạy trẻ em một bài hát về nhân quyền do cựu tù nhân chính trị Võ Minh Trí (bút danh Việt Khang) sáng tác. Ông hỗ trợ Quỹ Phát triển Con người Vinh, một tổ chức từ thiện Công giáo, và gây quỹ giúp người nghèo.


Sau khi công an bắt giữ ông Nguyễn Năng Tĩnh vào tháng Năm, báo Nghệ An, cơ quan ngôn luận của đảng bộ đảng cộng sản tỉnh Nghệ An, ra tuyên bố về vụ này và nêu rõ ràng mục tiêu của chính quyền là dọa cho những người phê bình khác sợ hãi mà im tiếng. Bài báo viết, “Lợi dụng cái gọi là ‘tự do ngôn luận,’… xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước… xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”


Bài báo cũng nói rằng vụ bắt giữ “cũng là lời cảnh tỉnh đến các đối tượng khác đang có âm mưu, hoạt động chống Nhà nước, hoạt động đi ngược lại lợi ích và truyền thống dân tộc,” và là “bài học cho ‘cư dân mạng,’” bao gồm cả cán bộ, công chức, buộc họ phải cảnh giác hơn với những thông tin họ chia sẻ, và không được “bấm nút yêu thích bừa bãi.”


Trước đây, ông Nguyễn Năng Tĩnh từng là nạn nhân bị côn đồ bạo hành – trong các vụ hành hung hồi tháng Năm năm 2014 và tháng Mười một năm 2015 – nhiều khả năng do công an mặc thường phục tiến hành. Trong vụ tấn công thứ nhất, công an mặc sắc phục cũng có mặt mà không làm gì để can thiệp.


Điều 117 cho chính quyền khoảng không quá rộng để có thể định đoạt những phát ngôn nào là nhằm “chống phá” nhà nước, và thường được vận dụng để đối phó với những lời phê phán nhà nước hoặc đảng cộng sản rất thông thường, đi ngược lại với quyền tự do ngôn luận đã được bảo đảm trong hiến pháp Việt Nam và các nghĩa vụ công pháp quốc tế.


Phiên tòa xử Nguyễn Năng Tĩnh ban đầu được dự kiến diễn ra vào ngày 17 tháng Mười. Theo lời luật sư bào chữa Nguyễn Văn Miếng, các luật sư bào chữa của Nguyễn Năng Tĩnh chỉ nhận được thông báo về phiên xử qua điện thoại trước 10 ngày, tức là vào ngày mồng 7 tháng Mười năm 2019. Các luật sư đã cố gắng tới tòa án và tiếp cận hồ sơ vụ án Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 11 tháng Mười, nhưng bị bắt chờ đợi và rồi chỉ được cho xem hồ sơ vụ án với số lượng tài liệu khổng lồ - được biết có khoảng hơn 1.000 bút lục – trong vòng một giờ đồng hồ mà không được sao chụp lại bất cứ trang nào, chỉ được ghi chép. Các luật sư bào chữa đã gửi đơn khiếu nại lên tòa yêu cầu hoãn xử, và được chấp nhận. Vào ngày 13 tháng Mười, tòa bác bỏ đề nghị sao chụp hồ sơ của các luật sư, viện dẫn đây là tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước, mức độ “tuyệt mật,” “tối mật.”


“Bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Việt Nam truy tố Nguyễn Năng Tĩnh chỉ vì ông đã thực thi quyền tự do ngôn luận là việc họ cản trở việc bào chữa cho ông,” ông Sifton nói. “Dường như đối với chính phủ Việt Nam, các tuyên bố của Nguyễn Năng Tĩnh nóng đến mức cần phải giữ kín­—không chỉ đối với người Việt, mà còn cả với các luật sư của chính ông.”


Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng chính quyền các quốc gia và các nhà tài trợ hữu quan, cũng như Facebook và các công ty Internet khác đang hoạt động ở Việt Nam cần công khai lên tiếng phản đối các trường hợp nhà bất đồng chính kiến bị tù giam chỉ vì đăng tài liệu lên mạng xã hội.


“Những người sử dụng Facebook ở Việt Nam đang bị tù đày chỉ vì sử dụng nền tảng mạng xã hội này đúng mục đích thiết kế: để chuyển tải thông tin và ý kiến đến những người sử dụng khác,” ông Sifton nói. “Đã đến lúc các quốc gia hữu quan và các công ty mạng xã hội phải lên tiếng.”


Để đọc thêm tin, bài của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Việt Nam, vui lòng truy cập:




Để đọc trích đoạn từ bài báo hồi tháng Năm năm 2019 trên tờ Nghệ An, vui lòng truy cập ở đây.





Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hoặc siftonj@hrw.org. Twitter: @johnsifton

Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-347-463-3531 (di động); hoặc adamsb@hrw.org. Twitter: @BradMAdams

Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động); hoặc robertp@hrw.org. Twitter: @Reaproy




No comments:

HƯƠNG GÂY MÙI NHỚ… Tản Mạn - Nhất Hùng

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ rất ý nhị: “Mành tương phơn phớt gió đàn, Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình”