Saturday, November 23, 2019

“Tiếc đứt ruột” dàn vũ khí Mỹ “lột” từ tàu Hamilton trước khi giao cho Việt Nam



Dự kiến trong năm 2020, Mỹ sẽ bàn giao tàu tuần tra biển lớp Hamiltoncho phía Việt Nam. 

Đây là một tín hiệu đáng mừng khi lực lượng của ta (VC) sẽ được tăng cường thêm sức mạnh trên biển trong thời gian tới. Nguồn ảnh: Usnavy.
Tuy nhiên, một điều chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải “tiếc đứt ruột” là phía Mỹ sẽ tháo bỏ một vài tổ hợp vũ khí được trang bị trên tàu chiến này trước khi bàn giao cho chúng ta. Nguồn ảnh: Usnavy.
Vốn được xếp vào loại tàu tuần duyên, các tàu lớp Hamilton có độ giãn nước chỉ 3250 tấn và được trang bị vũ khí khá ít ỏi. Các loại vũ khí được trang bị “mặc định” trên tàu tuần tra lớp Hamilton bao gồm 1 hải pháo 76mm, 2 pháo 25mm loại Mk38, 1 pháo cao tốc Phalanx và 6 súng máy 12,7mm. Nguồn ảnh: Usnavy.
Trong số những vũ khí này, sẽ có ít nhất… một nửa bị Mỹ tháo bỏ ra khỏi tàu tuần tra trước khi bàn giao cho phía Việt Nam. Nguồn ảnh: Usnavy.
Đầu tiên là tổ hợp pháo Mk38. Đây là tổ hợp pháo dành riêng cho hải quân được phát triển từ pháo M242 Bushmaster. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pháo sử dụng cỡ nòng 25mm và là loại pháo tự động, có tốc độ bắn cực nhanh, tối đa lên tới 500 viên một phút. Tầm bắn hiệu quả của pháo vào khoảng 3000 mét và tầm bắn tối đa lên tới 6800 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhiều khả năng Mỹ sẽ lột bỏ tổ hợp pháo này khỏi tàu Hamilton trước khi bàn giao cho phía Việt Nam. Thậm chí ngay cả khi Mỹ để lại tổ hợp này cho ta, phái Việt Nam cũng khó có thể khai thác triệt để được vì cỡ đạn mà khẩu pháo này sử dụng là 25x137mm – không đồng bộ với các cỡ đạn khác trong kho vũ khí của ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiếp theo là tổ hợp pháo cao tốc Phalanx. Đây là tổ hợp pháo cao tốc cực kỳ hiện đại, có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động, được sử dụng làm nhiệm vụ phòng thủ tầm gần trên các tàu chiến của Mỹ hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên các tàu lớp Hamilton, có một tổ hợp pháo cao tốc loại này được trang bị. Tuy nhiên gần như chắc chắn rằng Mỹ sẽ tháo bỏ tổ hợp này ra khỏi tàu chiến trước khi bàn giao cho Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cũng giống với trường hợp của khẩu M242 nói trên, kể cả Mỹ có tặng cho Việt Nam tàu Hamilton cùng tổ hợp pháo này, chúng ta cũng sẽ ít có khả năng sử dụng hiệu quả được chúng do cỡ đạn 20x102mm dùng cho pháo Phalanx cũng khá khác so với cỡ đạn pháo cao tốc mà chúng ta đang sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo Kiến Thức
Mai Nguyen chuyen




2 comments:

nguyễn văn thể said...

Sau 45 năm ,Người hoa-kỳ vẫn dung chiến thuật xa xưa khi bàn giao các chiến hạm cũ cho việt nam cọng hòa . Tháo gỡ những vũ khí . Như hai chiếc Khu trục hạm Trần hung Đạo và trần Khánh Dư Đâu còn những vỏ khí hiện đại thời đó trên tàu...Vã lại khi giao cho chúng ta thì vào kho phế thải kéo ra (rebuild) tính vào viện trợ . Sao Huê kỳ không giao cho chúng ta những tàu hiện đại ...Sợ chúng ta trở cờ hay sao ??? đó là chiêu bài chính của Mỹ quốc "Đưa tay ra bắt nhưng khi thụt lại xem bao nhiêu ngón tay còn lại " Nếu như trước hồi 75 Hải quân việt nam cong hóa có 2 chiến hạm cở Hamiton đây này thì đâu mất Hoàng sa ...4 Trần khánh Dư Đâu kẹt đạn....Mà hamiton thay vào thì quá tốt....bây giờ tới cọng sãn sau 45 năm viện trợ Hamiton lấy hết hỏa lực thì làm được gì ??? sao không Đuâ cho những chiếc mà người mỹ đang dung ... Sợ chúng nó bán hay người của ta không biết vận hành.... coai chừng chơi với mỹ "Lãnh họa vào than" hay là may ra chúng ta có thễ về lại quê nhà .nhâ dịp này.... Thủy thủ già Cựu nhân viên HQ16 ông già Lý thường Kiệt ..Kbc 3328

CK Thao said...

Anh Nguyễn văn Thể thân mên,

Nam 1974, nêu HQ.1 voi khâu 127 ly thay cho HQ.4 thì tình hình cung khac di, VNCH đa bi Henry Kissinger bán rôi (hiêp dinh Paris 27/01/1973)
Trung Công là vô dich thê gioi vê an trôm công nghê tri tuê nên Mỹ quốc phai đề phòng thôi.

Thân chào anh, Chuc anh van su an khang, dôi dào suc khoe.
Thủy thủ già cựu nhân viên HQ.17, GĐ42.NC.

Tạp ghi CẢM ƠN NGƯỜI VIẾT SỬ “Phía Bên Kia” -Điệp Mỹ Linh

https://www.youtube.com/watch?v=KHUUiGLSWkQ Tình Quê Hương của Đan Thọ. Đang đọc tin tức, thấy dấu hiệu có email vừa vào “box”, tôi chuyển s...