Wednesday, November 20, 2019

Thư ngỏ gửi quý Huynh Chiến Hữu Hải Quân đang thực hiện Tượng Đài tưởng niệm các Tử Sĩ tại Hoàng Sa.


Vua Lê Thánh Tông cũng nói: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự tiện vứt bỏ?.. Nếu người nào dám đem một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di".

Thư ngỏ gửi quý Huynh Chiến Hữu 

Hải Quân đang thực hiện Tượng 
Đài tưởng niệm các Tử Sĩ tại Hoàng Sa.


Thưa quý Huynh,
Lời đầu tiên là lời xin lỗi quý Huynh khi mạo muội góp ý về một việc làm của quý Huynh không thuộc phạm vi của mình, tuy nhiên, với tư cách là một cựu chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cho nên khi thấy có sinh hoạt liên quan đến việc vinh danh Quân Đội mà mình từng phục vụ, hoặc là về Tổ Quốc Việt Nam thì cũng mong được chia xẻ, góp ý hay tham gia, nếu có thể.


Khi được tin là quý Chiến Hữu Hải Quân, hưởng ứng sáng kiến của Thị Trưởng Tạ Đức Trí, để xây dựng một tượng đài Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Anh Hùng đă hy sinh khí bảo vệ Hoàng Sa, chúng tôi rất vui mừng và chân tình cám ơn quy Huynh đă bỏ nhiều công sức cho việc xây dựng tượng đài.  

Chúng tôi chỉ mong chờ dự án này sớm thực hiện để có thể cùng với toàn thể dân Việt đến nghiêng mình trước đài Tưởng Niệm, nguyện cầu hương linh của các Anh Hùng được yên nghỉ ngàn thu.  

Đồng thời, cũng mong tên tuổi của các Anh Hùng được măi măi ghi nhớ trong dòng lịch sử của Dân tộc,trong tâm tưởng của mọi người Việt Nam, cũng như trong các thế hệ tiếp nối.

Tuy nhiên, chúng tôi vô cùng thất vọng khi biết rằng, không biết vì ly do gì mà trên tấm bản đồ Tổ quốc được vẽ kề bên danh sách các Tử sĩ, ban thiết kế đă bỏ qua một địa danh cũng là một phần máu thịt của Tổ Quốc: Trường Sa.  

Khi nhìn thấy dự án vẽ bản đồ Viêt Nam không có hình ảnh Trường Sa, nhiều Niên Trưởng, Huynh Trưởng Hải Quân đă vội vă góp là nên để thêm tên Trường Sa vào cạnh Hoàng Sa,

Ban Tổ Chức đă cương quyết không chấp nhận đề nghị này.  

Điều ngạc nhiên hơn nữa là vào buổi trưa ngày thứ Sáu 15 tháng 11 vừa qua,  

Ban Tổ chức đã chính thức từ chối không tham dự buổi họp Góp Ý được một nhóm các Niên Trưởng, chiến hữu Hải Quân mời gọi tại Thư Viện Việt Nam.

Chiếc bàn dành cho Ban Tổ chức thực hiện Tượng Đài đã bỏ trống và gây ra nhiều thắc mắc cho tất cả cử tọa gồm nhiều đài TV, nhật báo, báo mạng và các cựu chiến sĩ nhiều binh chủng.

Trước thái độ không chấp nhận bất cứ một ý kiến đóng góp nào của bất cứ ai về việc thêm địa danh Trường Sa này vào tấm bản đồ Tổ Quốc, chúng tôi xin chia xẻ vài cảm nghĩ của chúng tôi, những người lính Cộng Hòa, như sau:


-Về phương diện địa dư: 

Từ ngàn xưa, khi con người có văn minh, thì hình thể của mỗi quốc gia được vẽ lại và được gọi là “Bản Đồ”.

Việc vẽ Bản Đồ rất cam go, phức tạp và phải qua nhiều thế kỷ cho đến khi toàn thể các quốc gia có cùng đường biên giới ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc công nhận.

Không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh đẫm máu đã xẩy ra để tranh giành cho được một tỉnh, một thành, một miếng đất, hay chỉ là một con sông, một giòng suối.

Hàng triệu, triệu chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ cho tấm bản đồ của đất nước mình được nguyên vẹn.
-Về bản đồ Việt Nam:

Trên hơn 4000 năm, dân Việt đã đổ biết bao xương máu để bảo vệ giang sơn của mình.


Các vị Vua của nhiều thời đại, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, và Quang Trung đã luôn nhắc nhở dân Viêt là phải bảo vệ đất nước bằng mọi giá. 

Trong một bài thơ đề ở vách núi Truyền Đăng (nay là núi Bài Thơ thuộc tỉnh Quảng Ninh), Lê Thánh Tông đã hạ một câu thơ bất hủ:

 "Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại" (Muôn thuở trời Nam, núi sông còn mãi).

Vua Lê Thánh Tông cũng nói: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự tiện vứt bỏ?.. Nếu người nào dám đem một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di".

Rất tiếc, đến đời Lê Chiêu Thống, vì tính cách nhu nhược, ông vua này đã dâng đất cho Bắc Phương, làm toàn dân nổi giận. Vua Nguyễn Huệ từ trong miền Nam, đã kêu gọi tinh thần yêu nước của dân Việt, và đã được đáp ứng nhanh chóng. 

Dưới sự chỉ huy của Hoàng Đế Quang Trung, những trận đánh thần tốc đã đẩy hơn 50 vạn quân xâm lăng ra khỏi đất nước, lấy lại toàn thể lãnh thổ. 

Từ đó, giải giang sơn hình chữ S này được bền vững cho đến ngày nay. Đến thế kỷ 19, tấm bản đồ Việt Nam đã hiên ngang trên địa lý chính trị của thế giới. 

Từ đó, không một ai có thể bỏ đi một địa danh, một dấu chấm trên tấm bản đồ linh thiêng này.

Vì thế, cho dù không có điều luật nào riêng biệt về việc vẽ Bản đồ của quốc gia mình, nhưng thực tế, từ xưa tới nay, không có một cá nhân nào, tổ chức nào tự động bỏ đi (hay thêm vào) một
 nét chấm tượng trưng cho một đảo nhỏ hoặc một địa danh nào của Tổ Quốc. 

Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp, việc vẽ tấm bản đồ một cách tượng trưng được mọi người thông cảm, không phản đối: 

Vẽ trên các diện tích quá nhỏ để có thể viết đầy đủ địa danh, khắc hình bản đồ trên các nguyên liệu cứng như đá hoa cương, hoặc chỉ là một sự phác họa của các nghệ sĩ…

-Về trường hợp Hoàng Sa và Trường Sa: 

Đây là hai trường hợp vô cùng đặc biệc liên quan đến vận mệnh Tổ Quốc, đă và đang được toàn thể thế giới chú ý, vì
đó là bằng chứng cụ thể cho việc xâm lăng bằng võ lực của Trung Hoa, luôn nuôi mộng bá chủ thiên hạ, nhất là muốn
 nuốt Việt Nam, nơi mà họ đă từng bị đuổi chạy nhục nhă qua những lần xâm lăng trước đây hàng thế kỷ.  

Nếu bỏ qua bối cảnh chính trị của hai cuộc chiến tranh xâm lăng đó, thì hậu quả của hai lần xâm lăng đó là thân thể của Mẹ Việt Nam đă bị cắt rời, hai phần máu thịt của Tổ Quốc đă bị cướp đoạt một cách trắng trợn bởi Trung Cộng, người tạo tác ra đảng Cộng Sản Việt Nam.

Bất kể cuộc chiến đó xẩy ra năm 1974 hay sau này, thì với dân Việt trong nước hay người
Việt hải ngoại:

Hai địa danh HỎANG SA TRƯỜNG SA đă trở thành là một, không thể tách rời.  

Tại hải ngoại, nhiều cuộc biểu tình, xuống đường đă nêu cao biểu ngữ: HÒANG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM. 

Trong nước, nhiều lần xuống đường của dân chúng cũng trương biểu ngữ với hai chữ HÒANG SA TRƯỜNG SA.

 Nhiều người yêu nước đă tỏ thái độ chống việc Trung Cộng xâm lăng hai đảo này, và đă hiên ngang căng tấm bảng có hai chữ HOÀNG SA TRƯỜNG SA để bị bắt và bị án tù từ 7 năm đến 16 năm. 

Những người dân không có phương tiện làm biểu ngữ, thì lại viết bằng sơn đỏ lên nón của họ: HOÀNG SA TRƯỜNG SA 

Như thế, hai địa danh này đă vô tình được kết hợp với nhau làm một, như hai cánh tay của một Mẹ Việt Nam.

-Về hậu quả của việc không để tên Trường Sa trên tấm bản đồ của bia tưởng niệm:

a) Tạo một lợi thế không thể chối cãi cho Trung Cộng được hưởng. 
Sau này, nếu có những cuộc tranh luận để đòi lại các phần máu thịt của Tổ Quốc, Trung Cộng có thể trưng ra bằng chứng là: 

Chính người Việt các anh đã không chấp nhận địa danh Trường Sa thuộc nước Việt Nam! Do đó, không có lý đó gì mà đòi lại. 

Nhất là lại được ghi khắc trên một công trình bằng đá được dựng công khai trên đất Mỹ, để cho toàn thế giới cùng biết!

Như thế, trách nhiệm này ai gánh? Có phải là chỉ có nhóm Hải Quân Cửu Long của các huynh mà thôi không? 

Việc vô tình (hay cố tình?) tiếp tay với kẻ thù, xoá bỏ một phần lãnh thổ là đại tội đó, thưa quý Huynh.

b) Hướng dẫn sai lạc về lịch sử Việt Nam cho thế hệ nối tiếp cũng như cho toàn thế giới:

 Giả sử các trẻ em thuộc thế hệ thứ 3, thứ 4… không được đọc lịch sử chính thống của Việt Nam mà chỉ dựa vào hình ảnh mà trẻ em thấy trên tấm bản đồ được khắc trên đá của Nhóm Hải Quân Cửu Long không có tên Trường Sa, chúng sẽ không bao giờ biết được rằng Việt Nam đã từng có đảo Trường Sa.

Tấm bản đồ này được dựng ở nơi công cộng, thì sẽ có muôn ngàn người của các thế hệ sau, từ các nước khác đến xem, họ cũng sẽ không biết rằng Việt Nam từng có Trường Sa.

Như thế, người thiết kế ra tấm bản đồ thiếu sót này cũng phải nhận đại tội.

c) Trước mắt: gây sự chia rẽ, mất đoàn kết trầm trọng giữa các tổ chức, hội đoàn, toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa. 

Việc cương quyết từ chối mọi góp ý của các Niên Trưởng, huynh trưởng, đã bị các cựu quân nhân cho là Nhóm Hải Quân Cửu Long là một nhóm KIÊU BINH

Chỉ vì hãn hữu được Thị Trưởng Tạ Đức Trí đề nghị, nhóm đã biến thành những chiến hữu vô kỷ luật, coi thường các bậc chỉ huy của mình cũng như gạt bỏ tình chiến hữu, chỉ để cho tên tuổi mình nổi tiếng mà thôi.

Lời tâm sự cuối cùng: 

Rất mong, trong số những người yểm trợ tiền bạc để xây tượng đài này không có tên của bất cứ ai từng cổ võ cho Cộng Sản, vì những đồng tiền mà họ đưa ra để mua một cái lợi nào đó, đối với họ, chỉ là tiền uống cà phê, nhưng đối với dân Việt thì đó là Máu Xương, là báo oan hồn của dân Việt.

Kết luận:
Trong tất cả mọi dự án, lớn hay nhỏ, đều có những ý kiến đồng thuận và bất thuận, đều có lợi điểm và điểm bất lợi. 

Người chủ trương phải cân nhắc thật kỹ những ý kiến đóng góp của mọi người trong bản tổ chức và của những người ngoài cuộc, không thể tự đề cao mình quá, mà coi thường mọi ý kiến của thiên hạ, nhất là của những vị chỉ huy cũ. 

Tuyệt đối không để trở thành Kiêu Binh, cũng như tuyệt đối, không vì lợi nhuận nho nhỏ mà bỏ Chính Nghĩa

Người ta nói: Cọp chết để da, người ta chết để tiếng. 
Mong quý Huynh trong bản tổ chức cân nhắc kỹ những điều góp ý từ mấy tháng nầy, đừng để kẻ địch lợi dụng mà gây ra sự mất đoàn kết binh chủng, đưa đến việc tan rã cộng đồng, để những kẻ nằm vùng nắm lấy cơ hội, mà tiêu diệt Thủ Đô Tị Nạn Cộng Sản này.


Chu Tất Tiến, Một ngày là Lính thì mãi mãi là Lính.

 

2 comments:

Lê Bá Chư K18 said...

Rất chính xác ! Cám ơn niên trưởng , nhà báo chuyên nghiệp với những nhận xét và những ý kiến đóng góp tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa !!

Đặng Thành Long said...

Kính Anh Chu Tất Tiến
Thật không ngờ thứ bảy vừa qua, trong ngày họp báo lại được gặp anh, được sự đồng thuận
của anh nữa, nhất là được anh chia xẻ cho nhiều người không tham dự qua bài viết cảnh tỉnh
qúi anh HQ trong UBXD/ĐTN/TSHS.
Đại diện cho qúi NT, CH và qúi vị nữ lưu trong UBGY gửi tới Anh lời cám ơn nồng nhiệt và
mong Anh đóng góp nhiều hơn nữa khi họ cứ ù lì.
Chúc Anh luôn an mạnh.