Saturday, October 26, 2019

Lực lượng tàu chiến mà Hải Quân Cộng Sản Hà Nội đang Sở Hữu

HoangsaParacels:  Mặc dầu Cộng Sản Hà Nội huyênh hoang về lực lượng Hải Quân hùng mạnh, nhưng khi quân Tầu nhũng nhiễu tại bãi Tư Chính; Hải Quân việt cộng vẫn im thin thít, không động tĩnh và nhân dịp này nội bộ đấu đá nhau để mặc giặc tràn vào nhà, Bộ Chính Trị đã cách chức xóa tư cách nguyên tư lệnh Quân chủng Hải quân với ông Nguyễn Văn Hiến vì tội tham nhũng. 

Lực lượng tàu chiến bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
Nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng; gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam được trang bị nhiều loại tàu chiến hiện đại, có sức tấn công lớn. Tính tới thời điểm hiện tại, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 mà Nga mới bàn giao cho Việt Nam cách đây không lâu được đánh giá là tàu chiến lớn và hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 - Một loại Hộ Tống Hạm trang bị Hỏa Tiễn Viễn Khiển tương đương với loại Frigate ( Khu Trục Hạm cỡ nhỏ) của Hải Quân Hoa Kỳ(HSP).

Gepard 3.9 là loại tàu hộ vệ tên lửa nổi tiếng của Nga, có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật. Gepard 3.9 được thiết kế cho nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.
Hiện nay, lực lượng tàu chiến của Hải quân Việt Nam có 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 là: Tàu 011 Đinh Tiên Hoàng, Tàu 012 Lý Thái Tổ, Tàu 015 Trần Hưng Đạo và Tàu 016 Quang Trung. Đây là 4 trong tổng số 6 chiến hạm mà Việt Nam đặt mua từ Nga, nhằm xây dựng lực lượng hải quân chính quy, nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Ngoài việc theo dõi, tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển, chống ngầm và tích hợp hàng loạt vũ khí hiện đại, chiến hạm Gepard 3.9 còn có khả năng tàng hình.

Tàu 011 Đinh Tiên Hoàng


Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng mang số hiệu HQ-011 cập cảng Cam Ranh ngày 5/3/2011 và được biên chế vào lực lượng Hải quân Việt Nam ngay sau đó. (Ảnh: An Nhơn)
Tàu hộ vệ tên lửa 011 Đinh Tiên Hoàng cập cảng Cam Ranh ngày 5/3/2011 và được biên chế vào lực lượng hải quân Việt Nam ngay sau đó. Chiến hạm lớp Projekt 11661E Gepard 3.9 này do nhà máy đóng tàu A.M Gorky ở Zelenodolsk của Nga đóng theo hợp đồng đã ký kết với Hải quân Việt Nam cuối năm 2006.
Phía Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD, đóng 2 chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk. Đây là chiến hạm đầu tiên được khởi đóng tháng 7/2007. Theo đánh giá của ông Renat Mistakhov, Giám đốc công ty A.M Gorky, Gepard 3.9 đã thể hiện tính năng chiến – kỹ thuật cao trong suốt quá trình thử nghiệm trên biển Baltic

Tàu 012 Lý Thái Tổ


Tàu hộ vệ tên lửa 012 Lý Thái Tổ cũng được Nga bàn giao cho Việt Nam vào năm 2011. (Ảnh: Độc Lập)
Tháng 8/2011, Hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ hai, số hiệu HQ-012 Lý Thái Tổ. Tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ là loại tàu Gepard 3.9, do Công ty Roso Bopne Xport (Nga) sản xuất. Tàu dài hơn 100 m, rộng 13 m, được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công hiện đại. Tàu có thể chịu được sóng gió cấp 10 -12.

Tàu 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung

Trong số 4 chiến hạm Gepard 3.9, cặp tàu chiến phiên hiệu 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung có trang bị vũ khí chống ngầm. Cặp tàu chiến này được lắp đặt thiết bị định vị thủy âm cùng ống phóng ngư lôi 533 mm.

Chiến hạm 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung đều có trang bị vũ khí chống ngầm. (Ảnh: VOV)

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân thực hiện nghi thức tiễn đoàn công tác tại quân cảng Cam Ranh ngày 8/5. (Ảnh: Báo QĐND)
Vũ khí chính của 016 Quang Trung là 8 tên lửa chống hạm 3M24E với tầm bắn 130 km, một pháo hải quân AK-176MA cỡ nòng 76,2 mm, một tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma, hai pháo phòng thủ cực gần AK-630M cùng 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Tàu có thể mang theo một trực thăng Ka-28 để tăng khả năng phát hiện, tiêu diệt tàu ngầm đối phương.
Gepard 3.9 có chiều dài 102,4 m, rộng 14,4 m, mớn nước 5,6 m, lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/h (53 km/h), phạm vi hoạt động 7.000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển 15 ngày, thủy thủ đoàn 98 người.
Tàu hộ vệ lớp Gepard của Việt Nam được ứng dụng nhiều công nghệ tàng hình, kết hợp giữa thân vỏ góc cạnh và sơn hấp thụ sóng radar, hạn chế tối đa diện tích phản xạ radar trước các hệ thống trinh sát của đối phương. Tàu cũng được trang bị các hệ thống gây nhiễu, tác chiến điện tử hiện đại.

Tàu ngầm Kilo


Tàu ngầm 183 – Hồ Chí Minh trong một lần ra khơi làm nhiệm vụ. (Ảnh: Trọng Thiết)
Tháng 12/ 2009, Việt Nam lần đầu tiên ký hợp đồng mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo trị giá 2 tỷ USD. Việc mua tàu ngầm Kilo được đánh giá là dấu mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa vũ khí, khí tài quân sự, nâng cao sức chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Đội hình 6 tàu ngầm Kilo có số hiệu từ 182 đến 187 lần lượt mang tên Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu hiện thuộc biên chế của Lữ đoàn tàu ngầm 189 (Vùng 4 Hải quân).
Tàu ngầm Kilo được ví như “hố đen trong lòng đại dương” bởi khả năng ẩn mình gần như hoàn hảo của nó. Kilo thuộc lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel – điện, có nhiệm vụ tác chiến chống hạm và chống ngầm. Đây là tàu ngầm thuộc hế hệ thứ ba (loại tiên tiến nhất thế giới), dài gần 74 m, rộng 10 m, lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ (37 km/h), lặn sâu tối đa 300 m, hoạt động độc lập 45 ngày đêm, thủy thủ đoàn 52 người.
Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi đường kính 533 mm. Song vũ khí uy lực nhất là tổ hợp tên lửa hành trình đa năng Klub-S. Tổ hợp này gồm ít nhất 5 mẫu tên lửa khác nhau, giúp chỉ huy tàu ngầm lựa chọn linh hoạt vũ khí trong tác chiến.

Việc bổ sung các tàu lớp Kilo vào biên chế đã nâng cao sức mạnh của Hải quân Việt Nam. (Ảnh: VNE)
Kilo 636 vận hành tốt trong vùng biển nông, có khả năng di chuyển ở gần khu vực đáy biển hơn các loại tàu ngầm tấn công khác. Điểm nổi bật khác của tàu ngầm Kilo là nó được sản xuất với công nghệ hiện đại làm giảm đáng kể độ ồn. Nhờ công nghệ này, tàu ngầm Kilo có khả năng “tàng hình” trước các thiết bị định vị thủy âm (sonar) hiện đại, ẩn mình tốt hơn trong lòng biển để tiếp cận đội tàu nổi của địch và tấn công trước khi bị phát hiện.

 Chiến hạm trang bị Hỏa Tiễn(HSP) - Tàu tên lửa.

Hiện tại, Hải quân Nhân dân Việt Nam sở hữu các tàu tên lửa lớp Osa II (được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1979-1981), tàu tên lửa lớp Molniya (do Nga sản xuất), tàu tên lửa lớp Molniya (do Việt Nam sản xuất) và tàu tên lửa lớp BPS-500.
Biên đội 8 tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc Project 12418 lớp Molniya (trong đó 2 tàu đóng tại Nga, 6 tàu đóng tại Việt Nam) do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009, trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Tàu 380 bắn tên lửa trên biển. (Ảnh: Duy Khánh)
Theo Báo Hải quân Việt Nam, tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya là một trong hai lớp tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam, chỉ đứng sau các tàu hộ vệ tên lửa Gepard. Khả năng tác chiến của tàu tên lửa Molniya không hề thua kém các tàu chiến cỡ lớn nhờ vào việc được trang bị các tên lửa chống hạm cực mạnh.

(Ảnh: QPVN)

Tàu tên lửa 379 và 380 trong lễ thượng cờ, đi vào hoạt động ngày 24/9/2015. (Ảnh: VNE)
Tàu tên lửa Molnya 12418 được trang bị bốn dàn phóng tên lửa Uran – E với tổng số 16 tên lửa, cự ly bắn 130 km, một pháo hạm tự động AK – 176M, cự ly bắn khoảng 15 km, cao 11 km và tốc độ khoảng 120-130 viên/phút. Tàu cũng trang bị hai pháo 6 nòng tự động AK630, có tầm bắn 4-5 km, tốc độ bắn 4.000 – 5.000 viên/phút.
Bên cạnh tàu tên lửa Molnya, lớp tàu tên lửa chủ lực của Hải quân Việt Nam chính là các tàu tên lửa Osa được trang bị các tên lửa chống hạm P-15U. Hiện tại, lực lượng Hải quân Việt Nam sở hữu 8 tàu tên lửa cao tốc Osa. Đây là các tàu Liên Xô viện trợ cho Việt Nam giai đoạn 1979-1981.

Mỗi tàu Osa có biên chế khoảng 30 người có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 5 ngày. (Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam)
Theo Báo Hải quân Việt Nam, mỗi tàu Osa có biên chế khoảng 30 người có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 5 ngày. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 235 tấn, dài 38,6m, rộng 7,64m, mớn nước 1,73m. Với 3 máy diesel công suất 5.000 mã lực, con tàu có thể bơi với tốc độ tối đa đến 42 hải lý/h.
Ngoài các tàu chiến, tàu ngầm, tàu tên lửa có sức tấn công lớn, Quân chủng Hải quân Việt Nam còn sở hữu các loại tàu phóng lôi, tàu tuần tra, tàu đổ bộ…. Kết hợp với không quan hải quân, hải quân đánh bộ, tên lửa bờ, lực lượng tàu chiến đảm bảo tốt nhiệm vụ cảnh giới biển, bảo vệ hải giới và thềm lục địa, gìn giữ và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

No comments: