Sunday, December 11, 2016

Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua luật chế tài người vi phạm nhân quyền


Lúc 1 giờ trưa hôm nay, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua luật chế tài người vi phạm nhân quyền toàn cầu, mà tên chính thức là Global Magnitsky Human Rights Accountability Act, như một phần của dự luật chuẩn chi ngân sách quốc phòng, viết tắt là NDAA (National Defense Authorization Act), với tỉ số áp đảo 92 / 7.
Thứ Sáu vừa qua, Hạ Viện đã thông qua luật này, cũng với đa số áp đảo: 375 / 34.

Thành công lớn về quốc tế vận: Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua luật chế tài người vi phạm nhân quyền
Xem kết quả: / 4 
Bình thườngTuyệt vời BỎ PHIẾU
Trợ lực quan trọng cho công cuộc đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 8 tháng 12, 2016
KG: Quý vị đồng hương đã tham gia các cuộc tổng vận động từ nhiều năm qua
Thưa Quý Vị,
Trong 6 năm qua, Quý Vị đã bỏ nhiều công sức để đồng hành cùng chúng tôi trên từng chặng đường quốc tế vận nhằm giành lại nhân quyền cho hơn 90 triệu đồng bào ở trong nước. Hôm nay chúng ta đang đứng trước ngưỡng của một thắng lợi lịch sử.
Lúc 1 giờ trưa hôm nay, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua luật chế tài người vi phạm nhân quyền toàn cầu, mà tên chính thức là Global Magnitsky Human Rights Accountability Act, như một phần của dự luật chuẩn chi ngân sách quốc phòng, viết tắt là NDAA (National Defense Authorization Act), với tỉ số áp đảo 92 / 7.
Thứ Sáu vừa qua, Hạ Viện đã thông qua luật này, cũng với đa số áp đảo: 375 / 34.
Luật này sẽ được chuyển sang Toà Bạch Ốc vào đầu tuần tới. Chúng tôi tin rằng Tổng Thống Obama sẽ không dùng quyền phủ quyết vì NDDA cần được thông qua để duy trì các chương trình và hoạt động quốc phòng. Hơn nữa, việc phủ quyết của Tổng Thống, nếu có, cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng vì Quốc Hội sẽ dễ dàng phủ định nó bằng số phiếu vượt xa mức đa số 2/3 cần thiết.
TNS John McCain kêu gọi đồng viện bỏ phiếu ủng hộ luật NDAA, Thượng Viện Hoa Kỳ, ngày 08/12/2016 (ảnh Quốc Hội)
Sau khi Tổng Thống ký ban hành, lần đầu tiên luật pháp Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp chế tài cụ thể và mạnh mẽ nhắm trực tiếp vào những thủ phạm của các hành vi vi phạm nhân quyền, bất luận họ ở đâu trên thế giới.
Luật chế tài người vi phạm nhân quyền sẽ tiếp sức đáng kể cho chúng ta trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền của 90 triệu đồng bào ở trong nước. Cá nhân những giới chức chính quyền và giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam từ nay sẽ phải đối mặt với các biện pháp chế tài nếu bị chứng minh là liên can đến các hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với người dân.
Các cuộc vận động ở địa phương và các buổi tổng vận động ở Quốc Hội từ năm này sang năm khác của chúng ta đã đóng góp đáng kể cho thành quả này. Tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả quý vị đồng hương đã dấn thân và vô cùng kiên nhẫn khi đồng hành với chúng tôi trong suốt 6 năm qua.
Đối với những đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài nước nói chung, chúng tôi sẽ theo dõi và sẽ thông báo khi luật được ban hành – và điều này có lẽ sẽ xảy ra nội trong tuần tới đây.
Dưới đây là nội dung tóm tắt về luật chế tài người vi phạm nhân quyền. Chúng tôi sẽ có bài viết phân tích chi tiết ảnh hưởng của luật mới này lên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và hướng dẫn những cách thức nào để chúng ta tận khai thác các biện pháp chế tài trong luật mới cho công cuộc thay đổi đất nước.
Các điều khoản chính trong ngôn ngữ chế tài các kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng hay tham nhũng trầm trọng gồm có:
Luật áp dụng đối với những kẻ vi phạm trầm trọng (giết hại, tra tấn, và các hình thứ đàn áp nặng nề) nhân quyền đối với những người:
Phanh phui các hành động phi pháp (bao gồm cướp đoạt tài sản, tham nhũng, hối lộ, hay chuyển lậu tài sản ra nước ngoài) của các giới chức chính quyền;
Giành lại, thực thi, bảo vệ hay phát huy các quyền con người được quốc tế công nhận (như quyền tự do tôn giáo, phát biểu, hội họp, lập hội, xét xử công bằng và bầu cử dân chủ).
Kẻ vi phạm là giới chức chính quyền ngoại quốc, thuộc hạ của họ trong việc thi hành các sự vi phạm, hay kẻ tiếp tay hỗ trợ cho việc thi hành này.
Các hình thức chế tài gồm có:
Cấm nhập cảnh Hoa Kỳ, và thu hồi chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ nếu đã được cấp;
Đóng băng tài sản của kẻ vi phạm, kể cả ở Hoa Kỳ, được di chuyển qua Hoa Kỳ hay đang nằm dưới tên của một công dân hay thường trú nhân Hoa Kỳ.
Danh sác các đối tượng để chế tài phải được đề nghị bởi cả Chủ Tịch (thuộc đảng đa số) lẫn người lãnh đạo đảng thiểu số của các Uỷ Ban sau đây:
Uỷ Ban Ngân Hàng, Gia Cư và Thành Thị (Committee on Banking, Housing and Urban Affairs) của Thượng Viện;
Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện;
Uỷ Ban Dịch Vụ Tài Chính của Hạ Viện;
Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện.
Nếu là đối tượng bị đàn áp là người tranh đấu nhân quyền thì sự đề nghị chỉ cần đến từ một trong 4 uỷ ban trên; nếu liên quan đến cưỡng đoạt tài sản hay tham nhũng thì sự đề nghị phải cùng lúc đến từ 2 trong số 4 uỷ ban kể trên với điều kiện 1 ở Hạ Viện và 1 ở Thượng Viện.
Bộ phận Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng có thể nộp danh sách đề nghị.
Tổng Thống Hoa Kỳ có 120 ngày kể từ khi nhận được danh sách đề nghị để phúc trình với Quốc Hội về các biện pháp áp dụng theo đòi hỏi của luật; Tổng Thống có thể cứu xét biện pháp áp dụng dựa trên các thông tin được cung cấp bởi những tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi tình trạng nhân quyền hoặc được cung cấp bởi các uỷ ban thuộc Quốc Hội kể trên. Ngày 10 tháng 12 mỗi năm (Ngày Quốc Tế Nhân Quyền), Tổng Thống có trách nhiệm phúc trình tổng hợp cho Quốc Hội về việc thực thi luật trong năm.
Tổng Thống có thể miễn áp dụng luật đối với một số cá nhân nếu chứng minh rằng lý do miễn là vì kẻ vi phạm đã bị truy tố đích đáng ở quốc gia sở tại, vì kẻ vi phạm đã hoàn toàn thay đổi thái độ, hay vì do lợi ích quốc gia Hoa Ky (phải đi kèm với lời biện minh thích đáng).
Luật có hiệu lực 6 năm, sau đó sẽ tự động mất tính hiệu lực trừ khi được Quốc Hội gia hạn.
Bài liên quan:
Hạ Viện HK Thông Qua Dự Luật Chế Tài CSVN Vi Phạm Nhân Quyền

Mai Luông chuyển

No comments: