Tuesday, December 27, 2016

Đưa Việt Nam vào tầm ngắm của các luật trừng phạt của Hoa Kỳ

Đây là thời điểm để hành động, đúng việc và đúng cách
Ts. Nguyễn Đình Thắng

Trong những tuần cuối năm, Quốc Hội Hoa Kỳ lần lượt thông qua 2 đạo luật về nhân quyền có tiềm năng tạo lợi thế cho người dân để đòi nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.
Trước đây, người dân luôn luôn thất thế và bị động vì chế độ độc tài bày sân chơi, đặt luật chơi và làm trọng tài. Hai luật nhân quyền vừa được ban hành cho phép chúng ta chuyển sân chơi ra khỏi Việt Nam, nơi các biện pháp trừng phạt của luật Hoa Kỳ định luật chơi và nơi chúng ta là công dân Hoa Kỳ nắm phần chủ động. Các nhân vật của chế độ, nếu vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, nay phải đối mặt với các hệ luỵ ngoài tầm kiểm soát của họ.
Nhưng sự chuyển thế ấy mới chỉ là tiềm năng, và tiềm năng chỉ biến thành hiện thực nếu chúng ta bắt tay vào việc, và hành động một cách có kế hoạch và đồng bộ với nhau giữa trong và ngoài nước.
Những biện pháp trừng phạt
Tổng hợp 2 đạo luật mới được ban hành với luật hiện hành, Hoa Kỳ có những biện pháp trừng phạt sau đây:

(1) Cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản của thủ phạm đàn áp nghiêm trọng các nhân quyền được quốc tế công nhận, hay can dự vào việc cưỡng đoạt tài sản của dân, hay dính líu đến các vụ tham nhũng lớn.
(2) Nếu vụ đàn áp liên quan đến quyền tự do tôn giáo, thân nhân trực hệ của thủ phạm cũng bị cấm nhập cảnh, và nếu đang ở Hoa Kỳ thì bị trục xuất; tổ chức ngoài chính phủ can dự vào vụ đàn áp bị chỉ định là “thực thể phải quan tâm đặc biệt”, cùng danh sách với các tổ chức khủng bố ở Trung Đông.
(3) Nếu sự đàn áp tự do tôn giáo mang tính cách nghiêm trọng và phổ biến thì cả chế độ bị đưa vào “danh sách cần theo dõi đặc biệt”, sau 2 năm không cải thiện thì tự động rơi xuống danh sách “quốc gia phải quan tâm đặc biệt” (CPC) và phải đối mặt với một hay nhiều trong số 15 biện pháp chế tài tập thể.
Cá trên thớt
Ngày càng nhiều nhân vật quyền thế ở Việt Nam đưa con cái hay vợ, chồng sang Hoa Kỳ để làm đầu cầu cho “sự nghiệp” chuyển của. Những ai trong số này mà bị đưa vào sổ đen chế tài thì có cơ nguy bị đóng băng toàn bộ tài sản nổi và chìm, đích thân mình sẽ bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ, và vợ, chồng, con cũng có thể bị trục xuất. Thủ phạm có thể bất chấp biện pháp trừng phạt tập thể vì ít ảnh hưởng đến họ, nhưng chắc chắn sẽ lo lắng cho tài sản cá nhân và triển vọng “hạ cánh an toàn” khi có biến động. Đấy chính là sợi dây thòng lọng mà các nhà lập pháp Hoa Kỳ cố tình giăng ra trong luật trừng phạt vừa được ban hành ngày 23 tháng 12 vừa qua.
Khi nói về thủ phạm thì không chỉ là những công an viên thi hành lệnh ở cấp phường cấp xã mà còn bao hàm những người ra lệnh hay điều động ở đằng sau, các người ban hành luật mang tính cách đàn áp nhân quyền, các điều tra viên ép cung, các quan tòa xử án tuỳ tiện và kể cả những cá nhân hay tổ chức ngoài chính phủ cam phận làm công cụ đàn áp cho chính quyền (như là một số chức sắc và tổ chức tôn giáo quốc doanh). Việc nhận diện đầy đủ thủ phạm đòi hỏi rất nhiều công phu.
Chúng ta phải làm gì?
Muốn khai dụng các biện pháp trừng phạt trong luật Hoa Kỳ, chúng ta phải thực hiện 3 công đoạn sau đây cho mỗi vụ vi phạm nhân quyền:
(1) Lập hồ sơ theo tiêu chuẩn quốc tế, với đủ thông tin về mức nghiêm trọng và về các thủ phạm;
(2) Bảo đảm rằng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận hồ sơ vi phạm khi phúc trình với Quốc Hội;
(3) Thúc đẩy biện pháp trừng phạt thích đáng đối với hồ sơ đã được xác nhận.
Riêng trong lĩnh vực tự do tôn giáo hay niềm tin, luật tăng cường bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế (HR 1150) làm nhẹ gánh nặng cho chúng ta ở công đoạn (2). Luật này đòi hỏi Bộ Ngoại Giao hàng năm nộp cho Quốc Hội danh sách các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo kèm với danh sách các thủ phạm. Hiện nay chưa có luật nào tương tự cho những lĩnh vực nhân quyền khác. Luật Nhân Quyền Việt Nam có công dụng ấy và sẽ được chúng tôi vận động trong 2 năm 2017-2018. Trong khi chờ đợi, chúng ta phải theo dõi sát sao và vận động cho từng hồ sơ trong công đoạn (2) và (3), nếu không liên quan đến tự do tôn giáo.
Nói tóm lại, để khai dụng các biện pháp trừng phạt trong luật Hoa Kỳ, người ở trong lẫn ngoài nước phải phát triển năng lực cần thiết để thu thập và phối kiểm thông tin về từng trường hợp vi phạm, phải đổ công thực hiện các hồ sơ vi phạm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, và phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để bảo đảm rằng các hồ sơ vi phạm được đặt lên bàn của các dân cử Quốc Hội và giới chức Bộ Ngoại Giao. Để tạo thuận lợi cho những việc này, chúng tôi đã thử nghiệm công thức “kết nghĩa” với nhiều thành quả cụ thể.
Công thức kết nghĩa
Kết nghĩa là công thức giúp cho người Việt ở ngoài nước và đồng bào ở trong nước tổng hợp lực và thế một cách nhanh chóng và hiệu quả để khai dụng các biện pháp trừng phạt trong luật của Hoa Kỳ. Công thức ấy như sau:
(1) Cứ dăm người thân quen ở hải ngoại hiệp lại thành “nhóm kết nghĩa” để yểm trợ kỹ thuật và tài chính cho một cộng đồng tôn giáo hay sắc tộc, hay một tổ chức xã hội dân sự, ở trong nước, giúp họ phương tiện và sự an tâm để phát triển năng lực;
(2) Cộng đồng hay tổ chức ở trong nước tạo ý thức cho thành viên về các nhân quyền được quốc tế công nhận, tạo cơ hợi cho họ thực thi các nhân quyền ấy, và cử người theo học các khóa huấn luyện ngắn và dài hạn của chúng tôi về lập hồ sơ báo cáo vi phạm nhân quyền;
(3) Các nhóm kết nghĩa có nhân sự ở Hoa Kỳ cùng nhau vận động dân biểu và thượng nghị sĩ chuyển hồ sơ vi phạm cho Bộ Ngoại Giao và theo dõi cho đến khi có câu trả lời cho từng hồ sơ.
Công thức kết nghĩa trên đây nối liền từng cộng đồng đang bị đàn áp ở trong nước trực tiếp với các cơ quan lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ, để mỗi vụ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đều được theo dõi và có biện pháp xử lý thích đáng.
Chúng tôi đã thực hiện một video giải thích công thức kết nghĩa: https://youtu.be/OXE5o_QTtQc.
Thay lời kết
Công cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ, một phần của chương trình quốc tế vận do BPSOS đề xướng từ năm 2010, đã có những thành quả rõ rệt: 2 trong 3 dự luật trong mục tiêu vận động đã thành luật và cung cấp cho chúng ta các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với những thủ phạm đàn áp nhân quyền. Tuy nhiên các luật này không tự động đẩy lùi sự đàn áp ở Việt Nam. Chúng chỉ là những khí cụ lợi hại mà chính chúng ta phải học cách sử dụng và rồi sử dụng.
Cách để sử dụng ngay các khí cụ này là tạo thế liên hoàn trong-ngoài, qua đó người Việt ở hải ngoại bổ khuyết cho các cộng đồng đang bị đàn áp ở trong nước trong 2 lĩnh vực: báo cáo vi phạm và vận động áp dụng biện pháp trừng phạt. Với thế liên hoàn ấy, mỗi khi chế độ đàn áp cộng đồng được kết nghĩa ở trong nước, thì lập tức nhóm kết nghĩa ở ngoài nước dùng thế công dân Hoà Kỳ để đưa các thủ phạm đàn áp nhân quyền vào tầm ngắm của luật pháp Hoa Kỳ. Tôi sẽ trình bày kế hoạch nới rộng chiến lược này đến các quốc gia khác.
Chúng ta đang có cơ hội để giành thế chủ động bằng cách đưa vấn đề nhân quyền vào sân chơi mới -- sân chơi của luật pháp Hoa Kỳ, nơi mà luật chơi do chính chúng ta vận động trong 6 năm qua và giờ đây đã thành công; trọng tài chính là chúng ta, những người thổi còi các vụ vi phạm và chỉ ra những thủ phạm để bị trừng phạt.
Tôi kêu gọi người Việt ở hải ngoại nhanh chóng lập ra các nhóm kết nghĩa để cùng nhau giành lấy thời cơ và thế chủ động. Nếu cần hướng dẫn, xin liên lạc với chúng tôi tại: bpsos@bpsos.org
Đồng thời, tôi kêu gọi các cộng đồng đang bị đàn áp ở Việt Nam hãy tập trung phát triển khả năng tự vệ và báo cáo vi phạm. Nếu cần hướng dẫn hay tìm nhóm kết nghĩa, xin liên lạc với chúng tôi tại: bpsos@bpsos.org
Đó là những việc mà chúng ta, những người ở trong và ngoài nước, phải làm, và làm càng sớm càng tốt, trong những tháng ngày tới đây.
Bài liên quan:
Thủ phạm đàn áp nhân quyền tại Việt Nam có thể bị Mỹ chế tài
TT Obama ký ban hành luật tăng cường bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế
Tại sao vận động cùng lúc cho 3 dự luật nhân quyền?
----------------------------------------------------------------------------------
Objet : -->Tổng thống Obama ký luật liên quan nhân quyền


Tổng thống Obama ký luật liên quan nhân quyền
· 8 giờ trước
Image copyrightAPImage captionÔng Barack Obama sắp mãn nhiệm tổng thống Hoa Kỳ
Tổng thống Barack Obama vừa ký luật mở rộng chế tài với các cá nhân vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhà Trắng cho hay cuối tuần trước ông Obama đã ký thành luật dự luật S. 2943, tức Luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng năm 2017 (NDAA 2017).
Trong luật này có điều luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.
Theo đó, các cá nhân, quan chức ở các nước, kể cả Việt Nam, nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền, sẽ có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh hoặc đóng băng tài sản.
Magnitsky Act cũng áp dụng cho các cá nhân bị kết tội tham nhũng, biển thủ và một số tội danh khác.
NDAA 2017 đã được lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua hồi đầu tháng.
Văn bản điều luật quy định: "Tổng thống có thể áp dụng chế tài... đối với bất kỳ cá nhân nào mà Tổng thống xác quyết, dựa trên các bằng chứng đáng tin cậy, là phải chịu trách nhiệm về hành vi giết hại bất hợp pháp, tra tấn hoặc các vi phạm nghiêm trọng khác đối với quyền con người được quốc tế công nhận nhằm vào các cá nhân ở bất kỳ quốc gia nào".
Điều luật này có hiệu lực 6 năm nhưng chỉ có Tổng thống Mỹ là có quyền chấm dứt chế tài với một cá nhân nào đó với điều kiện phải báo cáo cho Quốc hội.
Magnitsky Act được Thượng viện Mỹ thông qua 4 năm trước, thoạt tiên là để hạn chế nhập cảnh và đóng băng tài sản của các quan chức Nga liên quan tới cái chết của luật sư Nga Sergei Magnitsky.
Với NDAA 2017 vừa được ký thành luật, nay nó mở rộng phạm vi ra các nước khác trên thế giới.
Điều này được đánh giá là có ý nghĩa lớn vì các cá nhân vi phạm nhân quyền hay tham nhũng, thí dụ ở Việt Nam, nay có thể bị trừng phạt mà không liên quan quan hệ giữa hai chính phủ, điều mà Washington nhiều lần ngần ngại không muốn làm.

Magnitsky là ai?
Ngày 24/11/2008, Sergei Magnitsky, luật sư điều hành của công ty luật Firestone Duncan ở Moscow, đồng thời là cố vấn luật và thuế của Quỹ quản lý Đầu tư Hermitage Capital trụ sở London, bị cơ quan thuế của Bộ Nội vụ Nga bắt giữ. Sau đó ông Magnitsky bị truy tố tội trốn thuế trong vụ án hình sự chống Hermitage Capital.
Ngày 16/11/2009, ông Magnitsky chết trong trại giam Matrosskaya Tishina ở Moscow sau gần một năm bị giam giữ.
Để trừng phạt, điều luật mang tên ông đã được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn y nhằm áp chế tài với các cá nhân quan chức Nga bị cho là phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông.

__._,_.___


Attachments area







No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...