Saturday, December 31, 2016

Trước khi dời nhiệm sở, TT Obama cho TQ biết thế nào là "lễ độ"?

Mỹ chủ trương không muốn có cuộc chiến trên Biển Đông bởi nếu xảy ra nó sẽ vô cùng khốc liệt. Nhưng với những lợi ích về kinh tế của Mỹ và những mối đe dọa của Trung Quốc với các đồng minh của mình, Mỹ làm sao có thể ngồi yên? Bắc Kinh đang hết sức lo ngại trước việc Mỹ tập triển khai nhanh và quy mô lớn máy bay ném bom B-52 ở Biển Đông.
Tờ Nhân Dân Trung Quốc đưa tin cho hay: Đây là cuộc tập trận nhằm tiến hành tác chiến hải, không quân trong thời chiến, đồng thời được Tổng thống Mỹ Barack Obama chuyên tâm thúc đẩy nhằm giữ lại di sản chính trị 8 năm qua ở khu vực.

Hạm đội 2 tàu sân bay Mỹ phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Sina

Tờ Nhân Dân Trung Quốc ngày 28/12 dẫn thông tin mới nhất do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ công bố cho hay gần đây Mỹ đã điều máy bay ném bom chiến lược B-52 từ lãnh thổ của họ cùng với máy bay ném bom B-1B triển khai ở Guam để tiến hành huấn luyện trên Biển Đông. Cùng tham gia huấn luyện còn có 7 máy bay tiếp dầu trên không và tàu khu trục Aegis.


Chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác cho rằng đây là cuộc diễn tập được tiến hành theo phương án tác chiến, Quân đội Mỹ muốn kiểm nghiệm khả năng triển khai máy bay ném bom chiến lược một cách nhanh chóng và có quy mô lớn.


Sau khi 3 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ gần đây tiến hành huấn luyện liên hợp ở khu vực xung quanh Australia và trên khu vực Biển Đông, đã quay trở về căn cứ ở bang North Dakota, Mỹ vào ngày 21/12/2016.


3 máy bay ném bom chiến lược B-52 này đến từ lãnh thổ Mỹ, từ ngày 3 đến ngày 18/12 đã được điều đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thực hiện nhiều nhiệm vụ. Trong đó, một chiếc B-52 đã tham gia huấn luyện trên bầu trời Biển Đông.

Ngoài ra, lực lượng Mỹ tham gia diễn tập còn có 2 máy bay ném bom chiến lược B-1B và 4 máy bay chiến đấu F-15C. Để hỗ trợ cho hoạt động huấn luyện trên Biển Đông lần này, Không quân Mỹ còn điều động 7 máy bay tiếp dầu trên không từ nhiều căn cứ.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ (ảnh tư liệu)
Tuy nhiên Quân đội Mỹ hoàn toàn không tiết lộ phiên bản cụ thể và địa điểm xuất phát của máy bay tiếp dầu.

Điều đáng chú ý là, Hải quân Mỹ cũng đã điều động 1 tàu khu trục Aegis có tên là USS Mustin DDG-89. Tàu này thuộc Hạm đội 7, có cảng chính ở Yokosuka, Nhật Bản, nhưng gần đây luôn hoạt động ở Biển Đông.

Mặc dù tàu Aegis của Quân đội Mỹ xuất hiện ở Biển Đông hoàn toàn không bất ngờ, nhưng Không quân Mỹ lần này điều động nhiều loại máy bay, thậm chí bao gồm cả những máy bay cỡ lớn như máy bay ném bom chiến lược và máy bay tiếp dầu, tiến hành huấn luyện ở Biển Đông rõ ràng là có mục đích.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác cho rằng Không quân và Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện liên hợp lần này và hoạt động phạm vi lớn của máy bay ném bom chiến lược là hoạt động diễn tập mang tính kiểm nghiệm tiến hành theo phương án tác chiến.

Phạm vi hoạt động lần này của các máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-1B Quân đội Mỹ chủ yếu là ở Tây Thái Bình Dương và khu vực Biển Đông, hơn nữa thông qua khu vực Biển Đông có thể tiến đến Ấn Độ Dương.

Quân đội Mỹ muốn kiểm nghiệm khả năng triển khai nhanh và quy mô lớn máy bay ném bom chiến lược. Vì vậy, sau khi điều động máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiếp dầu cỡ lớn cũng lập tức được triển khai.

Máy bay chiến đấu F-15C Mỹ (ảnh tư liệu)
Trong khi đó, tàu khu trục Aegis hoạt động ở Biển Đông chủ yếu là để cung cấp chỉ dẫn cho máy bay ném bom chiến lược, duy trì độ chính xác cho máy bay ném bom chiến lược khi hoạt động ở Biển Đông.

Doãn Trác cho rằng hành động lần này của Mỹ cho thấy ở khu vực này trong tương lai có khả năng tồn tại hoạt động của biên đội tàu sân bay cỡ lớn, do tàu chỉ huy đảm nhiệm hướng dẫn trên không và máy bay ném bom chiến lược tiến hành liên lạc thông tin. Đây cũng là diễn tập tác chiến liên hợp hải, không quân trong thời chiến.


Khi nói đến phương hướng chiến lược của Mỹ ở Biển Đông, ông Doãn Trác cho rằng trong thời gian nắm quyền, Tổng thống Mỹ Barack Obama thúc đẩy thực hiện "chiến lược cân bằng châu Á - Thái Bình Dương", việc đầu tư lực lượng quân sự của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương lớn hơn ở phương hướng Đại Tây Dương và châu Âu.


Ông Barack Obama có khả năng hy vọng ông Donald Trump sau khi lên nắm quyền có thể coi "chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương" là di sản chính trị để tiếp tục triển khai.


Vì vậy, ông Obama tìm cách thúc đẩy việc này, sử dụng các phương pháp như triển khai các hoạt động quân sự quy mô lớn, chỉ trích các hoạt động quân sự của Trung Quốc và đưa ra những tuyên bố cứng rắn, nhấn mạnh mối đe dọa của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương...


Máy bay ném bom chiến lược B-1B Mỹ. Ảnh: Đại công báo

No comments: